Tin Tức & Blog

Du Học Ngành Computer Science Hay Computer Engineering

Admin 18/04/2022

Cùng khám phá những điểm giống và khác nhau giữa kỹ năng, công việc và những mức lương của ngành Computer science và Computer engineering. Khi theo đuổi một công việc trong lĩnh vực máy tính, việc xác định thế mạnh và kỹ năng của bạn phù hợp với dạng nghề nghiệp nào là vô cùng quan trọng. 2 ngành học phổ biến là Computer science và và computer engineering, cả 2 ngành đều có thể mang đến cho bạn sự nghiệp năng động và nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là đối với những người sành công nghệ. Nếu bạn là du học sinh thì đây sẽ là 2 trong những ngành học sẽ đảm bảo việc làm cho bạn sau tốt nghiệp đại học và tăng cơ hội định cư.

Computer Science và Computer Engineering, nên chọn ngành gì khi đi du học?

Computer Science (Khoa học máy tính) và Computer Engineering (Kỹ sư máy tính) khác nhau như thế nào?

Trong khi ngành 2 ngành này có vẻ giống nhau và một số nhiệm vụ và có nhiều trách nhiệm có thể trùng lặp nhau,vì vậy sự khác biệt lớn nhất là: Ngành computer science tập trung chính vào lý thuyết về máy tính và phần mềm, trong khi computer engineering tập trung vào thiết kế và phần cứng máy tính. Tìm hiểu điều gì tạo nên sự khác biệt giữa 2 ngành, những yêu cầu giáo dục, công việc bạn có thể tìm được trong mỗi ngành, triển vọng công việc và những mức lương tiềm năng.

Ngành Computer science là gì?

Computer science là nghiên cứu về công nghệ và cách nó có thể giúp giải quyết các vấn đề. Một sinh viên ngành Computer science sẽ học về phần cứng, phần mềm và hiệu suất hệ thống máy tính. Một vài khóa học bạn có thể học trong ngành bao gồm:

  • Lập trình
  • Thiết kế trò chơi
  • Thiết kế web
  • Robotics
  • Phân tích dữ liệu
  • Thuật toán

Computer science có thể bao gồm trí tuệ nhân tạo, kiến trúc mạng, và máy tính được sử dụng trong xã hội như thế nào. Nó là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều công việc khác nhau.

Ngành Computer engineering là gì?

Là một kỹ sư máy tính, bạn sẽ thiết kế và xây dựng phần cứng cho hệ thống máy tính và thường xuyên làm việc với phần mềm. Những nhiệm vụ công việc của một kỹ sư máy tính bao gồm:

  • Thiết kế phần cứng máy tính
  • Kiểm tra và phân tích hệ thống máy tính
  • Đảm bảo phần cứng và phần mềm làm việc với nhau

Kỹ sư máy tính tích hợp phần cứng và phầm mềm và làm với chip của bộ nhớ và thiết bị đầu ra. Là một kỹ sư máy tính, bạn có thể làm việc với trí tuệ nhân tạo hoặc xử lý dọng nói.

Bộ kỹ năng: Điểm tương đồng và khác biệt

Trong khi khác niệm về làm việc với máy tính và công nghệ dựa trên máy tính là tiêu chuẩn cho cả 2 ngành, tuy vậy vẫn có một số điểm khác nhau quan trọng trong trọng tâm học thuật và thực tiễn của mỗi ngành.

Sự khác biệt giữa ngành computer science và computer engineering

Điểm tương đồng:

Đối với những người mới bắt đầu, cả ngành computer science và kỹ thật máy tính đều là những lĩnh vực công nghệ chuyên sâu tập trung vào việc nghiên cứu về máy tính và hệ thống thông tin máy tính. Là một nhà khoa học máy tinh hoặc một kỹ sư máy tính, bạn sẽ cần hiểu hoạt động bên trong của hệ thống phần cứng của máy tính và sự phức tạp của phần mềm máy tính. Bạn cũng sẽ cần xây dự kỹ năng lập trình của bạn, bao gồm cả việc học cách sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình.

Sự khác biệt:

Sự tương phản rõ ràng nhất giữa 2 lĩnh vực này được tìm thấy trong cách bạn sử dụng kiến thức máy tính của bạn để làm việc mỗi ngày. Computer science quan tâm nhiều hơn đến lý thuyết. Tên thực tế, khoa Computer science của nhiều trường đại học có nguồn gốc là phân ngành trong các khoa Toán. Theo đó, nhà khoa học máy tinh (computer scientist) có xu hướng tập trung hơn vào phân tích và lý thuyết xung quanh máy tính và lập trình.

Những kỹ năng cần thiết đối với một nhà khoa học máy tính bao gồm:

  • Phát triển phần mềm
  • Thiết kế hệ thống thông tin
  • Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Java, JavaScript, và SQT
  • Nền tảng toán học lý thuyết vững chắc về đại số tuyến tính và thống kê
  • Kỹ năng viết các bài nghiên cứu khoa học

Mặt khác, những chương trình computer engineering được phát triển như một phần của nhiều trường kỹ thuật của các trường đại học và thường được kết nối hoặc đi kèm với các bằng kỹ sư điện. Do đó, giống như các lĩnh vực kỹ thuật khác, ngành này có tính chất thực hành nhiều hơn.

Những kỹ năng quan trọng đối với kỹ sư máy tính bao gồm:

  • Kỹ thuật phần mềm (viết mã, kiểm tra, thiết kế chương trình máy tính)
  • Kiến thức và kỹ năng chuyên sau và phần cứng
  • Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Assembly, C++, và Perl
  • Nền tảng toán học chung vững chắc
  • Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề khi làm việc nhóm

Triển vọng nghề nghiệp cho ngành computer science và computer engineering như thế nào?

Cục Thống kê Lao động Hoa kỳ (BLS) báo cáo rằng những ngành công nghệ thông tin, bao gồm computer science và computer engineering, được dự đoán tăng trưởng 13% trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2030, nhanh hơn mức trung bình. Trong thực tế, điều này có nghĩa là chỉ riêng Mỹ dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng hơn 667.000 việc làm mới trong lĩnh vực computer science và computer engineering trong những năm tới. Tuy nhiên, trong khi triển vọng công việc là tương tự, những công việc cụ thể phù hợp với những các nhân là khác nhau trong computer science và computer engineering.

Một số công việc cụ thể trong ngành computer science

Bởi vì trọng tâm thiên về lý thuyết hơn của ngành này, các công việc trong ngành computer science có xu hướng tập trung hơn vào việc phát triển và nghiên cứu. Những công việc phổ biến bao gồm:

  • Quản trị cơ sở dữ liệu
  • Nhà khoa học dữ liệu
  • Phân tích hệ thống
  • Software Developer
  • Quản lý đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Nhà phát triển web
  • Lập trình máy tính
  • Chuyên gia hỗ trợ máy tính
  • Nhà khoa học nghiên cứu Trí Tuệ Nhân Tạo

Một số công việc cụ thể trong ngành computer engineering

Computer engineering kết hợp những lý thuyết cơ bản về computer science với những yếu tố của kỹ thuật điện. Do đó, nhiều sinh viên chuyên ngành computer engineering tìm được việc làm trong lĩnh vực thiết kế và ứng dụng phần cứng và phần mềm. Một số công việc trong mảng ngày bao gồm:

  • Kiến trúc sư máy tính
  • Nhà thiết kế vi mạch
  • Kỹ sư truyền thông
  • Kỹ sư hệ thống mạng
  • Kiến trúc sư mạng
  • Lập trình viên hệ thống
  • Kiến trúc sư hệ thống
  • Kỹ sư hệ thống
  • Kỹ sư phần cứng
  • Nhà phát triển game
  • Nhà phân tích máy tính pháp y
  • Nhà khoa học nghiên cứu máy tính

Mức lương cho các công việc trong ngành computer science và computer engineering

Mức lương của các công việc trong ngành computer science và computer engineering

Lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng; do đó, mức lương cho cả 2 ngành là rất cạnh tranh và trên mức trung bình. Theo Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ, mức lương trung bình của nước này đối với lĩnh vực toán học và máy tính như là computer science và computer engineering là $99,860. Ngoài ra, những mức lương trung bình cho một số công việc cụ thể liên quan đến 2 lĩnh vực như sau:

  • Kiến trúc sư mạng máy tính: $ 120,520
  • Nhà phân tích hệ thống máy tính: 99.270 USD
  • Quản trị viên và kiến trúc sư cơ sở dữ liệu: $ 98.860
  • Quản trị viên hệ thống mạng và máy tính: $ 80.600
  • Nhà phát triển phần mềm, nhà phân tích đảm bảo chất lượng và testers: $ 110.140
  • Nhà phát triển web: $ 77,200

Như vậy, Du học – Du lịch BF vừa cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin cơ bản và những so sánh chi tiết về 2 lĩnh vực liên quan đến máy tính hiện đang rất hot này. Hi vọng sau bài viết này, bạn đã có có lựa chọn riêng cho bản thân, chúc bạn thành công trên con đường du học của mình.

Công ty Du học – Du lịch BF

Đánh giá tỷ lệ đậu hồ sơ của bạn!

Kiểm tra "sức mạnh" hồ sơ của bạn với sự tư vấn của chuyên viên từ Build the Future nhé.

093 145 53 93
icon icon